Hiện trên thị trường có các loại tủ nấu cơm dùng điện, gas xuất xứ Trung Quốc hoặc điện kết hợp gas của các nhà sản xuất Việt Nam. Nhìn chung, cấu tạo của cả 2 loại đều giống nhau, chỉ khác một điểm đó là tủ nấu cơm của các nhà sản xuất Việt Nam sẽ tiện lợi hơn nhờ cải tiến và lắp thêm bộ điều khiển hiện đại.
Một số lưu ý trước khi bước vào tìm hiểu cấu tạo của tủ nấu cơm:
- Tủ nấu cơm Trung Quốc: không có loại dùng điện kết hợp gas, không có bộ điều khiển, chất liệu inox 201, 1 khay đựng được 3kg gạo, hấp được thức ăn trừ giò chả (do khay đựng nhỏ và yếu).
- Tủ nấu cơm Việt Nam: dùng điện, gas, cả điện và gas, có bộ điều khiển, 1 khay đựng 5kg gạo, chất liệu inox 304, hấp thức ăn và cả giò chả (nhờ khay chứa lớn và inox dày).
- Thống nhất chung: bài viết nói về tủ nấu cơm công nghiệp của Việt Nam sản xuất vì loại này chất lượng cao và được sử dụng nhiều hơn.
Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp
- Bộ điều khiển
- Cửa đóng
- Hệ thống cấp nhiệt
- Van xả hơi
- Lớp cách nhiệt
- Thanh đỡ khay đựng gạo
- Khay đựng gạo
- Bộ điều khiển: công dụng là giúp người dùng giảm bớt công sức khi nấu cơm với các chức năng hoạt động tự động và tính năng an toàn như: cài thời gian nấu, khi hết thời gian sẽ có hòi hú báo cơm chín, đồng hồ báo nhiệt độ thực tế giúp người dùng biết bộ điều chỉnh nhiệt có đang hoạt động tốt hay không. Ngoài ra còn có công tắc nguồn và đèn báo vào nguồn, có nhiệt.
- Cửa đóng: công dụng là đóng kín giúp tủ kín hơi và như thế sẽ nấu cơm nhanh hơn, ít thất thoát nhiệt ra bên ngoài hơn.
- Hệ thống cấp nhiệt: tùy vào loại tủ cơm sử dụng là điện hay gas hoặc kết hợp điện gas. Ta sẽ có 3 trường hợp:
- Tủ nấu cơm điện: có thanh điện trở lắp bên trong bể chứa nước của hệ thống cấp nhiệt.
- Tủ nấu cơm gas: bộ phận lửa gas lắp dưới bể chứa nước của hệ thống cấp nhiệt.
- Tủ nấu cơm điện kết hợp gas: tập hợp của 2 loại trên. Khi cúp điện thì bật công tắc gas sử dụng.
- Van xả hơi: vì tủ nấu cơm thiết kế hoàn toàn khép kín nên buộc phải lắp van xả hơi để hơi thoát ra ngoài giúp cân bằng áp suất bên trong tủ cơm, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
- Lớp cách nhiệt: hay còn gọi là bảo ôn, thường làm bằng bông thủy tinh, có 2 công dụng chính đó là giữ nhiệt bên trong tủ cơm để nấu cơm nhanh chín, đông thời không cho nhiệt tỏa qua lớp vỏ tủ bên ngoài gây nguy hiểm cho người dùng nếu có lỡ đụng vào.
- Thanh đỡ khay: làm bằng inox không gỉ, được gia cố chắc chắn để đặt khay đựng gạo vào hai bên thanh đỡ.
- Khay đựng gạo: cũng làm bằng inox không gỉ đảm bảo vệ sinh, đựng được lượng gạo lớn, có thể đựng nhiều loại thức ăn khác như thịt, cá, rau rủ để chế biến các món hấp.
Đến đây thì chắc hẳn các bạn đã biết được tủ nấu cơm công nghiệp có cấu tạo như thế nào rồi phải không? Nếu bạn nào còn vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn đóng góp ý kiến thì đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé. Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo.
ga dùng cho tủ nấu cơm công nghiệp là loại ga gì vậy ạ
Trả lờiXóanhưng chiếc tủ nấu cơm có thể đảm nhận là chiếc nối hơi nấu cơm công nghiệp
Trả lờiXóa